Buyer keyword là gì?

Buyer Keyword hiểu một cách đơn giản là những từ khóa xuất phát từ ý định mua hàng.
Nếu bạn đang bán sản phẩm/dịch vụ, cần tìm những từ khóa như thế này để làm nội dung vì tỷ lệ mua hàng của những Buyer keywords cao hơn rất nhiều so với từ khóa thông thường.
Ở bài viết này, mình sẽ cung cấp những định nghĩa, phân tích cùng những ví dụ minh họa cụ thể để bạn có thể hiểu và áp dụng được Buyer Keyword vào chiến lược SEO bài viết cũng như kinh doanh.
Nghiên cứu từ khóa để xây dựng content chất lượng là 1 trong những công đoạn quan trọng đầu tiên khi làm SEO, là yếu tố quyết định .
Xem thêm:
10 công cụ nghiên cứu từ khóa chuẩn Seo 2021
Cách chọn tên miền (domain) phát triển website/blog, thương hiệu
Với website mới chưa có độ tin cậy cao với Google, nhất là trong thời đại cạnh tranh gay gắt như ngày nay, thì bạn nên đầu tư thời gian thật nhiều trong việc lựa chọn từ khóa phải đạt được những tiêu chí như:
- Lượng tìm kiếm mỗi tháng vừa đủ: Quá cao thì cạnh tranh cao, quá thấp thì ít traffic
- Cạnh tranh (competition) không quá cao
- Longtail keywords (những từ khóa chứa nhiều hơn 3 ký tự) có khả năng lên Top tìm kiếm Google dễ hơn các từ khóa ngắn
- 1 tiêu chí quan trọng nữa quyết định đến tỷ lệ chuyển đổi của site, đó là buyer keyword – Từ khóa xuất phát từ “ý định” mua hàng của khách hàng tiềm năng.
Vậy làm sao để xác định được chính xác từ khóa mua hàng để đem lại tỉ lệ chuyển đổi cao nhất cho site?
Mình sẽ giúp bạn tìm hiểu trong bài viết này.
Sự khác biệt của Buyer Keyword là gì?
Từ khóa xuất phát từ “ý định mua hàng” là như thế nào? Hãy cùng phân tích 2 từ khóa sau:

Kem trị mụn là gì?
Mua kem trị mụn hãng nào tốt?
Theo bạn, 2 từ khóa trên thì đâu là Buyer keyword?
Kem trị mụn là gì?: Đây là 1 information keyword, tức là người dùng tìm từ khóa để tìm thông tin. Nếu xét theo mô hình AIDA (công thức bán hàng và viết content hiệu quả) thì việc tìm khóa này sẽ ở chữ cái A đầu tiên (Attention), có rất nhiều quá trình nữa mới đi đến chữ cái A cuối cùng (Action)
Mua kem trị mụn hãng nào tốt?: Đây là 1 buyer keyword, tức là người dùng đã hiểu rõ thông tin, đang cần tìm hàng kem trị mụn tốt. Tức là họ đang có ý định mua hàng (Chữ cái A cuối cùng trong mô hình AIDA-Action)
Mô hình tiếp thị AIDA:

- A (Attention – thu hút) – Bị thu hút bởi 1 thứ gì đó, tìm hiểu thông tin
- I (Interest – thích thú) – Thích thú về sản phẩm/dịch vụ đó
- D (Desire – mong muốn) – Mong muốn, khao khát sở hữu nó.
- A (Action – Hành động) – Hành động, ra quyết định mua hàng.
Như vậy, việc bạn tìm những buyer keywords để làm nội dung và SEO cũng giống như bạn “đi tắt đón đầu” những khách hàng đã mong muốn chi trả cho một sản phẩm nào đó mà họ có nhu cầu. Chứ không cần phải tốn công giải thích, thuyết phục những khách hàng đang trong thời gian tìm hiểu nữa.
10 ví dụ thực tế về buyer keyword
Để các bạn có thể dễ dàng hình dung hơn về buyer keyword, mình sẽ đưa ra minh họa với 10 từ khóa sau đây:
- Tai nghe giá rẻ dưới 500: từ khóa xuất phát từ những người đang có nhu cầu mua tai nghe giá rẻ dưới 500k.
- Chuột không dây nào tốt: Người tìm kiếm có nhu cầu mua chuột không dây sử dụng cho PC hoặc Laptop.
- Đồ chơi phát triển trí tuệ cho trẻ: Xuất phát từ những cặp vợ chồng có con nhỏ, muốn mua một số đồ chơi giúp tăng khả năng tư duy, suy luận, thông minh cho trẻ từ nhỏ.
- Đồ bộ nam giá rẻ: Từ khóa xuất phát từ những bạn nam giới đang có nhu cầu mua sắm những bộ quần áo cho riêng mình.
- Thức ăn cho chó gần quận Bình Thạch: Người tìm kiếm có nhu cầu mua thức ăn cho chú cún xung quanh khu vực mình đang sinh sống – quận Bình Thạch, Tp Hồ Chí Minh.
- Nên mua kem chống nắng hãng nào: Xuất phát từ những người đang có nhu cầu mua kem chống nắng khi đi ra đường, đi du lịch,…
- Top 10 giày sneaker thịnh hành 2021: Từ khóa đa phần xuất phát từ các bạn trẻ có nhu cầu mua sắm cho mình một đôi sneaker đi chơi đây đó.
- Laptop giá rẻ cho sinh viên: Đa phần là các bạn học sinh mới thi THPT Quốc gia và một số ít các bạn sinh viên năm 1, 2 đang có nhu cầu mua laptop phục vụ cho học tập và làm việc.
- Mã giảm giá shopee: Người tìm kiếm có nhu cầu mua hàng trên trang TMĐT Shopee nên đang săn tìm các mã giảm giá.
- Bình giữ nhiệt loại nào tốt: Người tìm kiếm có nhu cầu mua bình giữ nhiệt để giữ nước nóng được lâu hơn.
Với 10 ví dụ trên bạn có thể nhận ra điểm chung của các buyer keyword đó là tìm kiếm cụ thể về sản phẩm phù hợp với điều kiện hiện tại của họ, xung quanh vị trí mà họ đang sinh sống hay thậm chí là những đánh giá từ những người đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ trước đó.
Điều đó cho thấy buyer keyword chính là những từ khóa mang lại chuyển đổi cao mà các nhà quảng cáo, kinh doanh nên hướng tới.
3 cách tìm kiếm Buyer keyword đơn giản, hiệu quả
Đối với những người đã có kinh nghiệm trong vấn đề lập kế hoạch từ khóa hoặc lập kế hoạch SEO thì việc lựa chọn Buyer keyword sẽ rất đơn giản và dễ dàng.
Tuy nhiên, đối với một số bạn mới tiếp xúc mới mảng SEO vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm. Dưới đây mình có liệt kê 3 cách lập danh sách Buyer Keyword siêu đơn giản và hiệu quả nhé.
Google Suggestions Box

Đây là cách đơn giản, tiết kiệm chi phí, khá hiệu quả nếu bạn chưa có điều kiện sử dụng các phần mềm chuyên dụng.
Khi bạn gõ một từ khóa trong ô tìm kiếm của Google, tự động sẽ có một số từ hiển thị ra. Theo thói quen đôi khi bạn vẫn bấm vào để tiết kiệm thời gian gõ bàn phím, những thì gợi ý đó chính là Google Suggestions Box.
Bạn nên biết rằng Google không tự nhiên hiện những từ khóa liên quan đó, trong đó không ít từ khóa là Buyer Keyword đang thịnh hành. Bạn lưu lại thành một File Excel để dùng dần dần nhé.
Google Search Suggestions

Đây cũng là một cách đơn giản không kém, giúp bạn tiết kiệm chi phí, nhanh gọn lẹ mà hiệu quả cũng rất OK.
Dựa theo danh sách này, bạn lựa chọn đâu là những từ khóa kiểu Buyer Keyword => Copy lại những từ đó vào file Excel
Cách 1 và cách 2 nêu trên đây đều dựa hoàn toàn vào những gợi ý của Google. Tuy tiết kiệm được chi phí, đơn giản, nhanh gọn nhưng số lượng từ khóa bị giới hạn, không biết lượng search hàng tháng là bao nhiêu,…
Nếu bạn chưa có kinh phí sử dụng các phần mềm thì lựa chọn cách 1, 2 để thay thế cũng tạm ổn. Tuy nhiên, nếu bạn có một chút kinh phí, nên đầu tư sử dụng một số phần mềm ở cách 3 tới đây để có thể biết mọi thông tin về từ khóa cũng như có chiến lược SEO hiệu quả nhất nhé.
Công cụ nghiên cứu từ khóa (Ahrefs, Keywordtool.io)

Ahrefs và Keywordtool.io là 2 công cụ nghiên cứu từ khóa trả phí mà mình đã và đang sử dụng để nghiên cứu từ khóa nói chung và loại từ khóa Buyer Keyword nói riêng.
Khi sử dụng các công cụ này, nó sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát về một từ khóa cụ thể và các từ khóa liên quan thông qua một số thông tin như: Số lượt tìm kiếm hàng tháng, giá thầu khi chạy quảng cáo Google Ads, độ khó của từ khóa,…
Đây là những công cụ chuyên biệt sinh ra chỉ để nghiên cứu từ khóa, nhờ những thông tin mà nó cung cấp cho bạn, chắc chắn bạn sẽ hạn chế được phần nào những rủi ro cũng như lên cho mình một danh sách, chiến lược SEO hiệu quả.
Tham khảo
Chuỗi video hướng dẫn làm Landing page chuyên nghiệp
Buyer Keyword trong SEO như thế nào?
Khi đã có danh sách từ khóa, bạn tiến hành phân loại từ khóa theo modifier keyword với 2 nhóm chính: information keyword và buyer keyword.
Cách phân loại cũng không có gì khó, bạn xem lại một lượt từ khóa để xác định được modifier.
Ví dụ:
Mình đang làm từ khóa xung quanh key gốc là “chuột không dây” và mình sẽ có danh sách từ khóa sau đây.
chuột không dây

Bạn có thể thấy được xung quanh keyword chính sẽ có những modifier như: nào tốt, bị đơ, samsung, logitech m331, giá rẻ, gaming, bluetooth,…
Để lọc modifier bạn dùng chức năng Filter có sẵn trên phần mềm hoặc Excel đều được nhé.
Sau khi đã phân loại được information keyword và buyer keyword bạn tiến hành xây dựng nội dung xung quanh bộ từ khóa này.
Lưu ý: Nếu không muốn bị phạt thì bạn không nên lạm dụng buyer keyword, nhất là với những website về affiliate. Có nghĩa là bạn cần xây dựng content hữu ích cho keywords đó chứ không phải là chăm chăm bán hàng.
Sau khi có nội dung tốt, bạn sẽ tiến hành các kỹ thuật SEO Onpage và Offpage như bình thường.
Có nên chạy dùng Buyer Keyword để chạy quảng cáo Google Ads?

Google Ads là một trong những kênh quảng cáo rất phổ biến, giúp bạn website của bạn không cần SEO cùng được đứng trên những trang Top 1.
Việc lựa chọn buyer keyword để chạy Ads là lựa chọn thông minh, như mình đã chia sẻ thì đây là dạng từ khóa đã phát sinh nhu cầu từ người tìm kiếm và có tỉ lệ chuyển đổi cao.
Tuy nhiên, mọi thế đều vô nghĩa nếu bạn chỉ biết lên camp mà không có một chút gì về chiến lược hay kế hoạch nào cả. Để chạy quảng cáo Google hiệu quả, bạn nên chú ý một số yếu tố sau đây.
- Phải có vốn và kinh nghiệm chinh chiến vì để có được những camp win bạn phải trải qua giai đoạn hiến máu hay “mất tiền”
- Sản phẩm/dịch vụ tốt, có khả năng cạnh tranh với những đối thủ cùng ngách thị trường
- Nghiên cứu và lựa chọn đúng từ khóa để chạy quảng cáo hiệu quả
- Tối ưu giá thầu và loại bỏ dần những từ khóa không hiệu quả để tiết kiệm chi phí
- Đảm bảo về chất lượng content
- Cần phải biết kỹ năng tối ưu landing page
Tổng kết
Tóm lại, dù cho bạn đang SEO web cho sản phẩm/dịch vụ của bạn hay đang kiếm tiền với affiliate thì buyer keyword là không thể nào thiếu trong bộ từ khóa mà bạn nghiên cứu.
Tuy tỷ lệ chuyển đổi cao những bạn cũng nên hết sức cẩn thận, không nên lạm dụng nó quá nhiều khéo lại dính gậy của Google. Nên kết hợp Buyer Keyword với những loại từ khóa khác để có hiệu quả tốt nhất nhé.
Nếu thấy bài viết này hay, nhiều kiến thức bổ ích, thú vị: Like & Share để nhiều bạn có thể biết nhé.
Chúc bạn thành công.