Phân biệt SEO và SEM? Nên triển khai SEO hay PPC cho doanh nghiệp

Share on facebook
Share on linkedin

Công nghệ ngày càng phát triển làm thay đổi nhiều mặt của đời sống xã hội cũng như hành vi của dùng. Nhiều người đang có xu hướng chuyển dần từ các hoạt động offline sang online nhiều hơn.

Nhận thức được xu hướng dịch chuyển đã và đang tạo nên cuộc cách mạng này. Nhiều chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh đang hướng tới làm marketing online.

Tuy nhiên một vấn đề khá phổ biến hiện nay đó là nhiều chủ doanh nghiệp hay hộ kinh doanh khi mới bắt đầu tiếp xúc marketing online không phân biệt SEO và SEM khác nhau như thế nào?

Có rất rất nhiều câu chuyện thất bại do lựa chọn sai chiến dịch marketing online cũng như khâu quản lý yếu kém. Chính vì thế, bài viết này ra đời nhằm giúp mọi người, nhất là những người mới hiểu rõ hơn khi nào nên làm SEO, khi nào nên làm SEM marketing cho doanh nghiệp.

Phân biệt SEO và SEM – Vấn đề cốt lõi là gì?

SEO là gì?

Phân biệt SEO và SEM
SEO là gì

SEO (Search Engine Optimization) được hiểu như là một hình thức marketing bằng việc tối ưu hóa các nội dung website và các vấn đề liên quan để đạt được vị trí cao trên công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo,… và từ đó nhận được lượng truy cập miễn phí hay còn gọi là organic traffic.

SEO gồm 4 phần cốt lõi chính:

  • Kỹ thuật SEO: Tập trung vào việc cải thiện tốc độ Website, tốc độ load trang web, tính thân thiện với thiết bị di động, khả năng thu thập dữ liệu, bảo mật, sitemap,…
  • Content: được xem là một trong những yếu tố xếp hạng chính mà Google ưu tiên. Nội dung của bạn phải hay, thu hút, đánh đúng tâm lý người dùng, câu văn mạnh lạc, tôi chảy, đúng chính tả,…
  • On-Page SEO: Là việc tối ưu hoá các yếu tố chuẩn SEO trên website như tiêu đề, các thẻ heading, thẻ meta, các thẻ alt hình ảnh, từ khóa, link url,…
  • Off-Page SEO: Tập trung vào việc cải thiện độ tin cậy của một trang web trong mắt các công cụ tìm kiếm và người dùng của chúng. Bằng cách xây dựng Sites để chạy backlinks và đặt backlink tại các trang chất lượng, có độ uy tín cao.

Một chiến lược SEO thành công cần có sự kết hợp của cả 4 phần chính này để giúp tối ưu web hiệu quả.

Tiếp theo đây, ta sẽ đi tìm hiểu SEM là gì, nó khác biệt với SEO như thế nào nhé.

SEM là gì?

Phân biệt SEO và SEM
SEM là gì?

SEM (Search Engine Marketing) có nghĩa là tiếp thị công cụ tìm kiếm. Là một chiến lược marketing sử dụng các chiến thuật trả tiền + SEO để có được khả năng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm.

SEM bao gồm hai trụ cột chính là SEO và PPC (Quảng cáo tìm kiếm trả tiền).

Hiểu một cách đơn giản: SEM = SEO + PPC

Trái ngược với việc sử dụng các chiến thuật SEO Web. SEM sử dụng các nền tảng quảng cáo PPC (pay-per-click) mà điển hình nhất Google Ads để tiếp cận đối tượng mục tiêu bạn đang hướng tới.

Mình sẽ nói rõ hơn về PPC cho các bạn dễ hiểu: PPC là chiến dịch marketing online mà ở đó bạn sẽ phải trả tiền khi một ai đó click vào website của bạn. Đổi lại, bạn sẽ được trong những top đầu (trên cả những bài Top 1 từ chiến dịch SEO), từ đó thu hút được lượng người dùng truy cập vào website của bạn lớn hơn rất nhiều.

Một số chiến lược SEM phổ biến gồm:

  • Google Ads
  • Display Ads
  • Shopping Ads
  •  Quảng cáo trên YouTube

Tất cả các định dạng quảng cáo trên đây đều có sẵn trên Google Ads.

Lợi ích của SEM

Nếu so sánh giữa SEO và SEM, bạn sẽ thấy lợi ích vượt trội mà SEM mang lại. SEO nếu nhanh nhất bạn sẽ mất mấy tháng (trong trường hợp từ khóa ngách) còn thông thường phải tính bằng năm. Còn đối với SEM, bạn có thể lên top đầu thậm chí trong 1 ngày.

Bạn có thể kiểm soát hoàn toàn thời điểm quảng cáo hiển thị làm cho kênh trở nên hoàn hảo. Từ đó phát triển các chiến lược mới, tăng lưu lượng truy cập để bán hàng.

Thực tế là SEO và SEM không nên được coi là các kênh riêng biệt. Nên coi chúng là hai phần của chiến lược nhằm thúc đẩy khả năng hiển thị, lưu lượng truy cập và chuyển đổi từ các công cụ tìm kiếm.

Xem thêm: 

Chuỗi video hướng dẫn làm Landing page bán hàng hiệu quả 

Phân biệt SEO và SEM dễ hiểu nhất

Phân biệt SEO và SEM
Phân biệt SEO và SEM

Điểm giống nhau

  • Cải thiện khả năng hiển thị trang web trên kết quả tìm kiếm của Google. Cả hai phương pháp SEO và SEM sẽ giúp trang web của bạn hiển thị trong SERPs thông qua việc tối ưu hóa cho từ khóa.
  • Khuyến khích người dùng nhấp qua trang web của bạn.
  • Chiến dịch SEO và SEM giúp bạn thấu hiểu sâu sắc hơn khách hàng tiềm năng của mình.
  • Sử dụng nghiên cứu từ khóa để hiểu đối thủ của bạn đang nhắm tới mục tiêu gì.
  • Yêu cầu theo dõi và điều chỉnh liên tục để mang lại lượt truy cập lâu dài.

Sự khác biệt

  • SEM có thể nhìn thấy các quảng cáo được đánh dấu trên SERPs
  • SEM tốn chi phí khi có một ai đó nhấp chuột vào website bạn quảng cáo còn SEO thì không: Với SEM, nhà quảng cáo trả tiền mỗi khi người dùng nhấp vào quảng cáo. Tuy nhiên, họ không phải trả gì khi người dùng nhấp vào một danh sách không phải trả tiền được xếp hạng nhờ SEO.
  • SEM mang lại kết quả ngay lập tức, thậm chí chỉ trong một ngày duy nhất. : Khi quy trình SEM hoạt động, bạn có thể thấy ngay kết quả trong vòng vài cú nhấp chuột. Quảng cáo của bạn sẽ ngay lập tức hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
  • SEO mang lại kết quả lâu dài: Một điểm quan trọng khác đó là SEO có thể tiếp tục gia tăng giá trị theo thời gian. Chiến lược và nỗ lực của bạn được trả công xứng đáng theo thời gian. Trong khi đó SEM lại không được như vậy, bạn hết tiền thì không thể quảng cáo được nữa.
  • SEM dễ kiểm tra và tuỳ chỉnh hơn so với SEO: Với quảng cáo trả tiền, dữ liệu bạn thu được sẽ luôn có sẵn và dễ dàng điều chỉnh,tối ưu.

Nên triển khai SEO hay PPC cho doanh nghiệp của bạn

PPC có những lợi thế hơn thật, tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng đè PPC mà triển khai mà bỏ quên SEO, bạn triển khai SEO hay PPC phụ thuộc các yếu tố sau đây:

Ngành hàng đang kinh doanh: Câu hỏi dành cho bạn: Liệu ngành hàng bạn đang kinh doanh có phù hợp với kinh doanh Online hay không?

Ví dụ: doanh nghiệp triển khai theo hướng dịch vụ tư vấn, dịch vụ làm đẹp, chăm sóc sức khỏe… và có lợi nhuận cao thì lựa chọn triển khai PPC sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn.

Kiểu gì thì cũng có rất nhiều đối thủ của bạn đã triển khai SEO rồi, việc mua quảng cáo bạn có thể đè họ nhanh chóng tuy nhiên hãy cân nhắc sử dụng ngân sách và bid quảng cáo hợp lý nếu không sẽ lãng phí tiền.

Nhu cầu tìm kiếm: nhu cầu tìm kiếm hay khách hàng tiềm năng của bạn có nhiều không, bạn có thể ước lượng được Size thị trường hay không?

Nếu thị trường quá nhỏ cũng không tốt, còn thị trường quá lớn như các ngành như mỹ phẩm, thời trang thì thị trường cạnh tranh rất cao.

Bạn có thể sử dụng một số công cụ tìm kiếm từ khóa Google để nghiên cứu như keywordtool.io,… nghiên cứu lượng search thị trường.

Nếu lượng search quá nhỏ thì bạn khó chạy quảng cáo, lúc này bạn nên chuyển sang làm SEO các từ khóa ngách để nhanh chóng lên top để ăn lượng truy cập tự nhiên (organic traffic)

Đọc thêm:

Top 10 công cụ nghiên cứu từ khóa Miễn phí + Có phí tốt nhất 2021

Buyer keyword là gì? Buyer keyword-từ khóa ”có ý định” mua hàng

Nên kết hợp SEO và PPC nếu bạn có đủ nguồn lực

Theo cá nhân mình thì SEO hay PPC đều có ưu và nhược điểm riêng, điều quan trọng là ngành hàng bạn đang kinh doanh là gì, có phù hợp hay không?

Nếu doanh nghiệp của bạn có điều kiện thì nên kết hợp cả SEO và PPC để đạt hiệu quả tối đa, việc làm SEO sẽ mang lại hiệu quả lâu dài.

Làm SEO sẽ mang tính ổn định cao hơn. Nếu hàng tháng website của bạn có 10.000 lượt truy cập thì tháng sau cũng sẽ tầm tầm như vậy, không xê dịch bao nhiêu cả. Trong khi đó, nếu bạn làm PPC, bạn có tiền thì tháng này có thể có 100.000 lượt truy cập, nhưng tháng tới hết tiền thì lượng truy cập là con số 0.

Bạn nên kết hợp cả SEO và PPC là tốt nhất nếu có đủ nguồn lực. Bạn đầu bạn có thể xài PPC để có lượng truy cập, từ đó phát triển SEO được nhanh hơn.

Đã có không ít các doanh nghiệp vừa triển khai SEO đạt vị trí top 1, top 2, top 3 và kết hợp cả chạy PPC để chiếm lấy nhiều vị trí nhất trên Google so với đối thủ, hãy cân nhắc về việc kết hợp SEO và PPC.

Lời Kết

Việc kết hợp cả SEO và PPC là sự lựa chọn sáng suốt. Theo bản thân mình không quá khó để làm việc này, tùy vào ngành hàng, tính chất sản phẩm, chiến lược, phương hướng, mục tiêu để bạn triển khai cho phù hợp.

Nếu bạn vẫn cảm thấy chưa chắc chắn về lựa chọn phương thức cũng như chiến lược triển khai thì nên tìm một agency thật sự uy tín để có thể nhận được sự tư vấn cụ thể phù hợp với tình hình doanh nghiệp của bạn.

Mình hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được một phần nào đó cho bạn. Nếu thấy bài viết này hay, nhiều kiến thức thú vị: Like & Share để có thể nhiều người biết đến những kiến thức bổ ích này nhé.

Chúc các bạn thành công.

Bạn đặt câu hỏi bên dưới tôi biết sẽ giúp bạn

Nền tảng làm web tốt

Kết nối với tôi

Học Marketing Miễn Phí

0 Shares
Share
Share
Tweet
Pin