USP là gì? 3 ví dụ và cách xác định USP sản phẩm/dịch vụ của bạn

Share on facebook
Share on linkedin

Bạn đang loay hoay không biết cách tìm cho mình điểm nổi bật, luôn bị đối thủ đánh phủ đầu?

Sản phẩm/dịch bạn cung cấp rất tốt nhưng bạn chưa biết cách tạo ra một lợi thế cạnh tranh trên thị trường?

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về USP là gì và cách tạo ra một USP thành công, hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn.

Let’s GOO

USP là gì?

USP là gì
USP là gì

USP là viết tắt của cụm từ Unique Selling Point, hiệu một cách nôm na là “điểm bán hàng độc nhất, duy nhất.

USP là một lợi thế cạnh tranh cực to lớn, phả một hơi nóng vào đối thủ của bạn, chẳng hạn như chi phí thấp nhất, chất lượng cao nhất, giao hàng nhanh nhất, phục vụ chu đáo nhất, cơ sở vật chất lượng nhất,…

USP là điểm khác biệt mà chỉ doanh nghiệp bạn mới có, là độc nhất, là suy nhất. Một khi ai đó nhắc tới một sản phẩm/dịch vụ nào đó là họ nhớ tới bạn ngay, thì USP của bạn đã quá thành công.

Nhiều công ty/ doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại sử dụng USP làm khẩu hiệu của họ, để họ có thể truyền tải chúng tới nhiều khách hàng tiềm năng nhất có thể.

USP có thể được coi là “những gì bạn có mà đối thủ cạnh tranh của bạn không.” Sử dụng USP là một công cụ Marketing tuyệt vời để khẳng định vị trí sản phẩm của doanh nghiệp và bán sản phẩm của bạn.

Lợi ích của USP mang lại?

Lợi ích của USP?

Một USP thành công, hiệu quả có thể giúp bạn chiến thắng trên nhiều mặt trận.

Vậy USP có những lợi ích gì?

  • Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường – Unique Selling Point giúp doanh nghiệp/ công ty của bạn có điểm đặc biệt, độc đáo, từ đó tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các đối thủ cùng ngành.
  • Tạo lòng tin, ấn tượng – Unique Selling Point giúp khách hàng ấn tượng và nhớ đến doanh nghiệp/công ty bạn nhiều hơn nhờ chính những điểm đặc biệt mà một USP mang lại.
  • Đưa doanh nghiệp bạn đứng đầu thị trường – Unique Selling Point kết hợp với các chiến dịch Marketing hiệu quả, thành công có thể giúp bạn chiến thắng hầu hết đối thủ trên thị trường, từ đó giúp bạn chiếm được thị phần cao nhất

USP thật sự là một vũ khí bí mật, “đầu đạn hạt nhân”, “vũ khí sinh học” giúp bạn có được những lợi thế cạnh tranh to lớn trước những đối thủ sừng sỏ trong ngành hàng mà bạn đang kinh doanh.

Xem thêm:

Buyer keyword là gì? Tất tần tật về từ khóa “có ý định mua hàng”

Thị trường ngách là gì? Kiếm tiền với thị trường ngách 

3 bước tạo một USP thành công và hiệu quả

Hãy nhớ rằng USP không phải là một khẩu hiệu nhưng một khẩu hiệu tốt sẽ tóm tắt toàn bộ USP đầy đủ trong một câu để làm cho nó có tác động đặc biệt tới những khách hàng tiềm năng.

Mục đích chính của USP là trả lời câu hỏi: “Tại sao khách hàng tiềm năng nên mua hàng sản phẩm của bạn và không phải từ đối thủ của bạn?”.

Một USP thành công có thể chỉ là một vài từ ngắn gọn (như slogan) hoặc một đoạn văn. Số lượng từ không quan trọng, miễn là bạn nắm bắt và nêu rõ lời hứa cho khách hàng, giúp bạn khác biệt và tạo nên sự mong muốn.

Bước 1: Tìm hiểu Nhu cầu khách hàng và Hành vi ra quyết định

USP là gì
Nhu cầu khách hàng

Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng

Trước tiên, bạn cần biết được đâu là điểm khách hàng tiềm năng đánh giá cao sản phẩm/ dịch vụ trong ngành mà bạn đang kinh doanh. Hoặc hiểu một cách đơn giản là đâu là điểm khiến khách hàng ra quyết định cao hơn.

Lời khuyên nho nhỏ cho bạn là nên mời những người cho trình độ chuyên môn cao để cùng tham gia suy luận và đánh giá. Hoặc hiệu quả hơn nữa, bạn nên làm một cuộc khảo sát xem đâu là lý do khiến khách hàng xuống tiền cho sản phẩm của bạn.

Kết quả của bản khảo sát là danh sách các yếu tố khiến khách hàng ra quyết nhanh hơn, từ đó bạn chọn ra 1,2 yếu tố chính có độ lặp lại nhiều nhất, dựa vào đó tạo ra một USP cho riêng minh.

Ví dụ, khách hàng của bạn là nữ, tuổi từ 22-35 và quan tâm đến sản phẩm kem chống nắng. Hãy dành thời gian để tìm hiểu thói quen và ước muốn của những người mang giày thể thao bằng cách trả lời những câu hỏi như:

  • Khách hàng của tôi thoa kem chống nắng trong những trường hợp nào?
  • Họ thường sử dụng kem chống nắng với các sản phẩm nào khác?
  • Tại sao lại lựa chọn kem chống nắng của hãng này mà không phải của hãng khác?
  • Họ thường sử dụng kem chống nắng trong những hoạt động nào: chơi thể thao, đi ra đường, đi du lịch hay thậm chí ở nhà,…
  • Mức chi tiêu tối đa của khách hàng cho một tuýp kem chống nắng là bao nhiêu?
  • Sử dụng khoảng bao lâu thì hết một tuýp kem chống nắng ?
  • Khi tư vấn bán hàng, khách hàng của tôi sẽ muốn biết những thông tin gì?

Những câu hỏi này không những giúp bạn hiểu khách hàng cần gì, muốn gì khi mua một sản phẩm mà còn giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích thực sự mà sản phẩm của bạn mang lại cho khách hàng. Đây chính là điều tối quan trọng và là lý do khách hàng mua sản phẩm của bạn.

“Thấu hiểu khách hàng là chìa khóa mở ra kho báu”

Hiểu rõ Động Cơ và Hành Vi Mua Của Khách Hàng

Bạn cần biết những gì tạo động lực và thúc đẩy khách hàng mua hàng không?

Các loại phân tích truyền thống về nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính, thu nhập, tình trạng hôn nhân, vị trí địa lí,… không đủ để bạn nắm rõ được những gì mà khách hàng cần, ra quyết định mua hàng vì điều gì mà điều quan trọng là bạn cần phải tìm được Insight của khách hàng.

Ví dụ:

Đối với ví dụ về cửa hàng pizza, khảo sát để biết rằng 80% khách hàng của bạn ở độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi là chưa đủ. Bạn cần phải xem xét động cơ thúc đẩy họ mua pizza là gì? Hương vị, sự tiện lợi, v.v.

Các công ty mỹ phẩm và rượu là những ví dụ tuyệt vời về các ngành công nghiệp biết giá trị của việc thúc đẩy định hướng tâm lý. Mọi người mua những sản phẩm này dựa trên mong muốn của họ (dành cho phụ nữ xinh đẹp, sang trọng, quyến rũ, v.v.), chứ không phải dựa trên nhu cầu của họ.

Bước 2: Hiểu rõ Đối thủ Cạnh tranh của bạn

Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh

Để đánh bại đối thủ cạnh tranh bạn phải có một USP đặc biệt và hoàn hảo, bạn cần phải biết rõ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Điều đó có nghĩa là bạn cân phải nghiên cứu website của họ, phương thức hộ kinh doanh, cách họ chăm sóc khách hàng, chiến lược marketing của họ,…

Bạn cũng cần phải phân tích USP của đối thủ cạnh tranh và phân tích xem họ tạo ra nó như thế nào.

“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”

Vẫn tiếp ví dụ về kem chống nắng, đối thủ của bạn đang bán hàng hiệu quả vì họ sản phẩm của họ tốt, tự nhiên, phù hợp với da nhạy cảm,… Khách hàng đến với họ vì chất lượng của sản phẩm tốt. Khi đó, giá là USP của bạn – bởi đây là đặc điểm mà chỉ có mình họ có mà bạn không có (hoặc bạn không làm tốt bằng).

Từ phân tích này, để cạnh tranh trực tiếp về chất lượng sản phẩm thì không có gi là nổi bật, bạn cần làm một cái gì đó táo bạo hơn, ví dụ như về giá (bán giá thấp hoặc giá cao) hoặc các sản phẩm kem chống nắng chuyên biệt cho từng loại ra như da có dầu,…

Bước 3: Gìn Giữ Điểm Khác Biệt Và Sử Dụng

Bước cuối cùng là bảo vệ USP của mình. Chắc chắn là ngay khi thấy bạn quảng cáo cho USP của mình, các đối thủ cạnh tranh sẽ đối chọi lại, thậm chí chơi xấu sau lưng bạn.

Nếu bạn xây dựng được một trang web cực đẹp, đối thủ sẽ phản pháo bằng một trang web có thiết kế đẹp hơn. Nếu bạn vừa phát triển thêm tính năng cho sản phẩm, vài tuần sau đối thủ của bạn cũng sẽ có. Nếu bạn ra mắt sản phẩm mới, họ cũng ra mắt sản phẩm để đối chọi lại với bạn.

Xây lên được, bạn cũng phải có trách nhiệm giữ gìn nó:

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Thành quả xây dựng USP của bạn luôn luôn bị đối thủ nhòm ngó tới. Ở cái thời đại thật giả khó phân, bất cứ nỗ lực nào của bạn đều có thể bị đối thủ copy trắng trợn , hất tay trên nếu bạn không có các biện pháp phòng thủ vững chắc.

Do đó, khi đã xác định được USP, đừng dừng lại. Việc chúng ta nên làm lúc này là tiếp tục phát triển USP ấy ngày một tốt hơn, quảng bá nó đến đông đảo khách hàng hơn. Thậm chí, việc bạn nghiên cứu phát triển những USP khác là điều cần thiết để tiếp tục vị trí đi đầu thị trường.

Điều này thực sự quan trọng trong thị trường đang dần pha loãng từng ngày và ngày càng có nhiều sản phẩm thay thế trên thị trường.

Nếu đã xây dựng được điểm khác biệt thì phải bảo vệ được điểm khác biệt đó. Chỉ có làm như vậy, đối thủ mới không bắt kịp được. Còn khi bị họ bắt kịp thì bạn cũng đã chuyển lên một trình độ khác rồi. Còn nếu họ đi bắt chước mọi thứ mà bạn làm thì đơn giản, họ luôn đi phía sau bạn mà thôi.

Để kết tinh và truyền đạt những điểm mạnh độc đáo của bạn, hãy đặt ra và trả lời những câu hỏi sau:

  • Sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp có điểm gì khác biệt?
  • Những gì mà sản phẩm doanh nghiệp có những đối thủ cạnh tranh lại không có?
  • Điều khác biệt đó có dễ dàng bị sao chép không?
  • Sức mạnh này có thể được truyền đạt dễ dàng không?
  • Nó có thể kết hợp hiệu quả với các chiến dịch marketing để tạo nên một lợi thế không?

Đặc điểm của một USP hiệu quả

USP là gì
Đặc điểm của USP hiệu quả

Không phải những doanh nhân nào mới bước chân vào kinh doanh đều không biết cách tạo ra USP hiệu quả. Nhưng nếu bạn là một trong số họ, bạn sẽ phải mở rộng ý tưởng của mình. Để giúp bạn, mình liệt kê một số đặc điểm của USP lý tưởng và thành công cho cả các loại hình doanh nghiệp lớn và nhỏ.

  • Độc đáo và có tính dụ dỗ cao, nghe một cái là muốn xuống tiền ngay
  • Tạo cảm giác phấn khích ngay lập tức
  • Đối thủ cạnh tranh khó có thể bắt chước
  • Thú vị với khách hàng tiềm năng của bạn.

5 ví dụ về các USP của các thương hiệu lớn

Yakult “tốt cho hệ tiêu hóa”

Yakult thời gian đầu xuất hiện tại thị trường Việt Nam đã tạo ra được USP riêng biệt “tốt cho hệ tiêu hóa” và đã tạo ra được tiếng vang rất lớn.

Cũng từ USP này mà đã được nhiều người tin dùng từ người lớn cho đến trẻ nhỏ đều sử dụng mỗi ngày với phương châm “khi bị rối loạn tiêu hóa hãy uống yakult” cho đến tận ngày hôm nay.

Chính nhờ đánh đúng tâm lý khách hàng mà Yakult đã tồn tại và phát triển cho dù Việt Nam đã có rất nhiều hãng nổi tiếng như Vinamilk,…

Biti’s “nâng niu bàn chân Việt”

Biti’s “nâng niu bàn chân Việt” đã quá quen thuộc với bất kỳ ai. Có thể nói trong nước Biti’s không có đối thủ.

Đây là 1 trong những USP thuộc ký ức của nhiều người Việt với lần đầu tiên được biết đến cách đây 20 năm.

“Nâng niu bàn chân Việt” chính là sứ mệnh mà Biti’s hướng đến trong nhiều năm qua khi các sản phẩm phải có mẫu mã đẹp, đáp ứng được thị hiếu của người dùng qua từng mốc thời gian khác nhau.

Biti’s luôn hướng đến trải nghiệm người dùng, tạo ra những đôi giày tốt nhất, đi êm chân, thoải mái, giá cả phải chăng. Chính những điều trên đã làm nên một Biti’s phát triển như hiện tại và vươn ra tầm thế giới.

Domino’s Pizza

“Bạn nhận được bánh pizza nóng giao tận nơi trong 30 phút hoặc ít hơn, nếu không, bạn sẽ nhận nó miễn phí”

Slogan này thật sự quá ấn tượng và táo bạo đối với mọi khách hàng mới nghe lần đầu. Cái gì “giao hàng trong 30p ư, miễn phí pizza ư? ” Thật không thể tin được.

Khẩu hiệu này thực sự quá dài để trở nên hấp dẫn nhưng nó vẫn là một USP tuyệt vời bởi vì nó thể hiện sự đảm bảo rõ ràng. Các điều khoản của thỏa thuận được đặt ra để đặc biệt là Domino’s Pizza là về giao hàng và cam kết chất lượng Pizza nóng.

Các đối thủ của Domino’s Pizza cũng không dám chơi lớn hay bắt chước như cách mà hãng pizza này đã làm.

Đây là nước đi táo bạo, đã đem về nhiều thành công, lợi thế cạnh tranh vượt trội cho Domino’s Pizza trên thị trường. Tuy nhiên, slogan này không giữ được lâu do xảy ra quá nhiều vụ tai nạn giao thông trong khi giao hàng.

Apple với “Think Different” – Hãy nghĩ khác!

Slogan gây tranh cãi của các hãng công nghệ

Có thể quá thừa khi nói thêm về điều này nhưng đây là câu slogan nổi tiếng đậm chất Steve Jobs được ra đời để định hướng cho những gì đã từng là một hãng sản xuất máy vi tính nhỏ ở California, Mỹ.

Chính định hướng “hãy nghĩ khác” đó đã ăn sâu vào tất cả mọi thứ thuộc về thương hiệu Apple ngày nay.

Apple luôn ông lớn đi đầu trong bất kì trend về điện thoại nào, từ cáp sạc cho đến camera nhiều hơn,…chính sự khác biệt đã tạo nên một Apple hùng mạnh, đánh đâu thắng đó, trở thành hãng điện thoại thời thượng được săn đón khắp thế giới.

Máy lọc nước Kangaroo

Máy lọc nước Kangaroo

“Slogan Kangaroo – Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam”

Thương hiệu này đã tạo được ấn tượng mạnh và có phần ám ảnh với người xem tv trong quá khứ. Chính cái USP này đã giúp cho thương hiệu này trở nên vô cùng phổ biến tại Việt Nam.

Chính nhờ việc khẳng định mình là máy lọc nước hàng đầu Việt Nam, Kangaroo luôn cung cấp cho người dùng những sản phẩm chất lượng nhất, công nghệ tốt nhất.

Sản phẩm máy lọc nước hydrogen, máy lọc nước ion kiềm RO của Kangaroo thường có những ưu điểm như : tạo ra được nguồn nước uống tinh khiết , an toàn cho người sử dụng…. Các sản phẩm của Kangaroo được người tiêu dùng đánh giá cao bởi những yếu tố như :” Chất lượng nước sau lọc sạch”, “Máy lọc nước có chất lượng tốt”, ” Có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.”

Xem thêm: 

Chuỗi video hướng dẫn làm Landing page chuyên nghiệp từ A-Z 

Tổng kết

Qua bài viết trên bạn đã biết thêm về khái niệm USP là gì? Cũng như cách để bạn tìm và xác định được USP cho sản phẩm của mình thu hút và độc đáo nhất.

USP chính là “cái nôi” để bạn định vị được thương hiệu của bạn tốt nhất với những gì mà khách hàng đang mong muốn và ở đối thủ cạnh tranh thì không có.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hay đóng góp gì, comment ngay dưới phần bình luận để mình có thể hỗ trợ bạn nhanh nhất.

Nếu bạn thấy bài viết này hay: Like & Share để nhiều người được biết đến bài viết này nhé.

Chúc các bạn thành công

Bạn đặt câu hỏi bên dưới tôi biết sẽ giúp bạn

Nền tảng làm web tốt

Kết nối với tôi

Học Marketing Miễn Phí

0 Shares
Share
Share
Tweet
Pin